“Mary Had a Little Lamb”
Đây là một giai điệu quen thuộc của một bài hát thiếu nhi - có nột câu trong đó được hát rất thường xuyên. Đây là một bài thuộc thang âm F trưởng.
Sự hòa trộn (hòa âm) giữa giai điệu chính và các hợp âm giúp làm đầy bài nhạc. Đây là ví dụ về một tiến trình hợp âm đơn giản: một chuỗi các hợp âm được chơi theo một thứ tự đã được sắp đặt sẵn. Trong nhiều loại âm nhạc, tiến trình hợp âm được sử dụng để tạo ra cảm giác "dồn nén" và "giải tỏa", bằng cách di chuyển ra khỏi âm gốc của bài hát và sau đó lại trở về với âm gốc.
Các hợp âm này là gì?
Các hợp âm mà chúng ta vừa chọn đó là F trưởng và C trưởng. Nhưng tại sao chúng ta lại chọn các hợp âm này?
Nếu bạn lắng nghe giai điệu của bài hát thật kỹ, bạn có thể thấy rằng các nốt xuất hiện thường xuyên là các nốt nằm trong các hợp âm được chọn. Ví dụ, trong khuôn nhạc đầu tiên, F và A là hai nốt có trong hợp âm F trưởng - các nốt này là các âm trong hợp âm. Các nốt G thì không thuộc các âm của hợp âm, nhưng chúng xuất hiện để "dẫn" từ F tới A. Các nốt không nằm trong hợp âm này được gọi là nốt chuyển tiếp.
Điều này cho thấy có một cách để chọn hợp âm đúng: đó là hãy nhìn vào các nốt của giai điệu.
Nhưng còn một nguyên tắc khác ở đây; Các hợp âm này được tạo ra từ các nốt ở bậc một và bậc năm trong thang âm (C và F). Bạn có thể gọi chúng là hợp âm bậc 1 và bậc 5. Các tiến trình hợp âm luân phên giữa bậc 1 và 5 tạo cảm giác "xa nhà" và "về nhà", tạo "dồn nén" và "giải tỏa". Hãy so sánh cảm giác "ổn định" và "vững chắc" của hợp âm bậc một và cảm giác "dồn nén" và "chưa về đích" của hợp âm bậc năm.
Hãy thử nghiệm với các hợp âm khác nhau, cũng như việc sử dụng các nhịp điệu khác nhau cho các hợp âm.